LYRIC


Hạt mắc khén

Giá trị dinh dưỡng

Mắc Khén là loài cây mọc khắp nơi trên núi rừng Tây Bắc. Cây mắc khén thuộc dạng thân gỗ, thẳng, cao đến 18m; chỉ mọc ở những vùng núi cao từ 500-1.500m so với mực nước biển. Phần vỏ cây cũng khá lạ với rất nhiều gai nhọn. Hạt cho mùi thơm riêng biệt mà không một loại gia vị nào có. Mắc Khén dùng trong bữa ăn của người dân tộc vùng núi cao Tây Bắc như nước chấm của người Kinh. Trong bữa ăn không có vị Mắc khén là hôm đó bữa cơm đã bớt ngon đi vài phần.

Công dụng

Gia vị Mắc Khén không cay như ớt, mà tạo ra vị tê từ từ nơi đầu lưỡi khi nếm. Mắc Khén được ví như loại gia vị đa dụng nhất cho bất kì một món ăn nào. Có thể dùng Mắc Khén để tẩm ướp khi nướng thịt lợn, thịt gà, cá, làm thịt khô hay pha đồ chấm.

Quả Mắc Khén tươi có màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng, mọc theo dạng chùm, hình dạng tương đối tròn, có ngạnh, to bằng hạt tiêu non. Mắc Khén khác hoàn toàn với tiêu cả về hương vị và đặc điểm sinh học. 

Không cay nồng, xộc lên mũi như tiêu, Mắc Khén tỏa một mùi hương nồng dịu, cho cảm giác sảng khoái như được xông tinh dầu trong spa. Dù chỉ ngửi cũng có thể cảm nhận được vị ngọt của hương thơm. Cắn thử một quả Mắc Khén, cảm thấy hơi tê, the trên đầu lưỡi và một chút đăng đắng rất nhẹ nhàng xen lẫn nhưng cuối cùng đọng lại dư vị ngòn ngọt, thơm thơm trong miệng. 

Cách chọn

Chọn quả Mắc Khén đã già, căng tròn.

Bảo quản

Bảo quản mắc khén cũng rất đơn giản. Cách bảo quản mắc khén tốt nhất là phơi khô, cho vào túi. Rang, xay một lượng mắc khén vừa phải rồi cho vào lọ kín. Không nên bỏ mắc khén vào trong tủ lạnh, chỉ cần để ở nơi râm mát là được.

Lưu ý khi sử dụng

Quả mắc khén đã được phơi khô, đem rang vừa tới, để nguội rồi xay hoặc giã cho mịn. Chỉ nên xay đủ dùng trong một thời gian ngắn để giữ được mùi hương.

Khi ướp, nêm nếm chỉ nên dùng Mắc Khén ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng vì sẽ làm món ăn bị đắng.

Added by

amthuc

SHARE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ADVERTISEMENT