LYRIC


Bầu

Giá trị dinh dưỡng

Bầu là loài dây leo thuộc họ Bầu bí, cho quả, thường dùng như một loại rau. Quả bầu có vỏ xanh nhạt pha trắng, hình chùy, nhưng cũng có loại thắt lại khúc giữa gọi là bầu nậm. Thịt bầu mọng nước.

Bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo. Vì bầu là loài dây leo, nên người ta thường làm giàn cho nó. Nếu trồng đúng thời vụ (tháng 10) và chăm sóc tốt, bầu cho nhiều quả, ít ruột, năng suất cao. Nếu ăn quả lúc còn non, hạt nhỏ, vỏ mềm; nếu để già thì nạc có vị chua và có xơ. Người ta cắt bầu thành khoanh, gọt bỏ vỏ cứng, loại bỏ hạt già, rồi thái miếng nhỏ dựng tươi, có khi đem phơi khô để cất dành. Hạt thu hái ở quả già, phơi khô.

 

 

Công dụng

Bầu ngày nay đã được trồng phổ biến ở các vùng nóng trên thế giới. Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào… Lá non cũng có thể luộc để làm rau ăn.

Quả bầu vừa tạo nên những món ăn mát bổ, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh:

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Quả bầu không chứa cholesterol đồng thời là nguồn phong phú vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa khác, được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Giảm căng thẳng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bầu chứa hàm lượng nước cao nên khi bạn thường xuyên tiêu thụ các món ăn hoặc nước ép từ bầu sẽ giúp làm thanh mát cơ thể, nhờ thế có thể giúp giảm căng thẳng. 

Trị rối loạn tiết niệu: Nước ép quả bầu có tính kiềm (giúp trung hòa nồng độ axít trong nước tiểu) và có tác dụng lợi tiểu nên khi uống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiết niệu, như giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu…

Một số cách sử dụng quả bầu:

1. Giảm thân nhiệt: Bạn lấy quả bầu cho vào luộc ăn thì sẽ giúp thân nhiệt mát. Quả bầu có nhiều chất xơ giúp chống táo bón.

2. Đối với những người bị béo phì thì khi ăn quả bầu không lo bị tăng cân.

3. Giúp giảm lượng đường trong cơ thể : Những người bị tiểu đường, ăn bầu giúp giảm lượng đường.

4. Vỏ quả bầu có tác dụng lợi tiểu: Nhưng bạn cần lưu ý tới những quả bầu phải thật sạch, không sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào ở ngoài vỏ.

Cách chọn

Chọn quả bầu thuôn dài, dùng móng tay có thể bấm vào vỏ một cách dễ dàng thì đó là bầu non.

Vỏ bầu có nhiều lông tơ, cuống bầu còn xanh tươi.

Bảo quản

Bầu không để lâu được như Bí đao nhưng cũng có thể để được 3-5 ngày.

Nên để bầu ở nơi thoáng mát, có thể bọc chặt để trong tủ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng

Gọt bỏ ruột và hạt bầu, ngắt bỏ tua bầu là những sai lầm nhiều người mắc phải vì chưa biết hết được công dụng của nó.

Ruột và hạt bầu: Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ thường có thói quen khoét bỏ ruột và hạt trước khi chế biến thành món ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cắt bỏ ruột và hạt khi quá già. Bởi vì phần này không những chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng để trị giun hay đau đầu. Hoặc khi bị viêm lợi, tụt lợi bạn có lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng.

Rau bầu: Tuy là món rau khá cầu kỳ, nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau bầu giàu chất xơ nên giúp người ăn no bụng mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian rau bầu còn có tác dụng chữa sỏi thận, tiểu ít, tiểu khó. Tuy nhiên hiệu quả được đánh giá là tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Tua bầu: Khi nhặt ngọn bầu, nhiều người hay ngắt bỏ tua. Tuy nhiên nếu tua bầu non thì việc ngắt bỏ là không cần thiết vì không chỉ ăn ngon, tua bầu thường còn có thể đun lên làm nước tắm để trị mẩn ngứa, rôm sảy mùa hè.

Hoa bầu: Hoa bầu không chỉ là món ăn ngon mà còn còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt, đặc biệt là khi ăn chung với hải sản. Ngoài ra với những người phải hoạt động ngoài trời ra nhiều mồ hôi, có thể lấy hoa bầu đun lấy nước uống để đề phòng mất nước

Added by

amthuc

SHARE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ADVERTISEMENT